Điện lạnh là một từ ngữ khá quen thuộc với chúng ta trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay. Vậy Điện lạnh là gì? Làm ngành Điện lạnh cần có những kỹ năng gì? Ngoài ra thì cũng nhiều người thắc mắc sự khác nhau giữa điện lạnh và điện dân dụng như thế nào?
Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu về điện lạnh cũng như giúp các bạn trả lời tất cả các câu hỏi à bạn đang băn khoăn.
Điện lạnh là gì?
1. Khái niệm Điện lạnh là gì?
Ngày nay, Điện lạnh được sử dụng rất phổ biến và có mặt ở mọi nơi trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Điện lạnh là từ dùng để chỉ tất cả các thiết bị có thể đáp ứng được nhu cầu làm nóng hoặc làm lạnh của con người. Các thiết bị này sẽ giúp ta có thể điều chỉnh nhiệt độ nóng lên hoặc lạnh đi tùy theo nhu cầu của từng người.
Một ví dụ quen thuộc về thiết bị điện lạnh đó chính là máy điều hoà. Chúng ta có thể tuỳ thích điều chỉnh nhiệt độ cao hay thấp của phòng theo ý muốn. Vào những ngày mùa hè thời tiết nắng nóng, điều hoà sẽ giúp cho phòng của bạn trở nên mát mẻ hơn và ngược lại, vào những ngày mùa đông, căn phòng sẽ trở nên ấm hơn nhờ máy điều hoà đó.
Thêm nữa, một thiết bị điện lạnh khác rất phổ biến trong căn bếp của mỗi gia chính đó chính là tủ lạnh. Tủ lạnh có nhiệt độ thấp giúp chúng ta bảo quản thức ăn được lâu hơn.
2. Công việc của nhân viên làm điện lạnh
Nhân viên làm điện lạnh sẽ chịu trách nhiệm các công việc như lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng,…các thiết bị điện lạnh của gia đình. Các thiết bị điện lạnh trong gia đình bao gồm máy giặt, máy lạnh, tủ lạnh, bình nước nóng lạnh,…
Ngoài ra nhân viên điện lạnh còn chịu trách nhiệm sửa chữa, lắp đặt các máy lạnh công nghiệp dùng tại các xí nghiệp, công ty,…Ngoài ra còn đảm nhận việc thiết kế, thi công các công trình điện lạnh dân dụng và điện lạnh công nghiệp.
Sự khác nhau giữa điện lạnh và điện dân dụng như thế nào?
Ngoài Điện lạnh thì điện dân dụng cũng là khái niệm khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn, không phân biệt được sự khác nhau giữa hai khái niệm này.
Về thiết bị thì thiết bị điện dân dụng bao gồm các thiết bị điện được sử dụng phổ biến trong mọi gia đình như tivi, hệ thống âm thanh, hệ thống chiếu sáng,…
Đối với điện lạnh, các thiết bị điện lạnh bao gồm các thiết bị làm lạnh công nghiệp, làm lạnh dân dụng như máy điều hoà, tủ đông, tủ lạnh, … Ngoài ra, ngành điện lạnh khác với ngành điện gia dụng về kỹ thuật sửa chữa chuyên biệt cho từng thiết bị.
Tuy nhiên, dù khác nhau thì điện lạnh và điện gia dụng vẫn đang hằng ngày hỗ trợ cho nhau để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người.
Những yêu cầu của người làm nghề điện lạnh
1. Những kỹ năng cần thiết cho nghề điện lạnh
Để thành công thì ngoài kiến thức chuyên môn tốt thì luôn phải đi đôi với kỹ năng tốt. Một người thợ điện lạnh thành công thì phải thành thạo những kỹ năng được đề cập dưới đây.
Trước hết, các kỹ năng cơ bản mà người thợ điện lạnh cần phải có là gò, hàn hay lắp mạch. Đây là những kỹ năng mà người thợ lành nghề bắt buộc phải biết vì sẽ thường xuyên phải sử dụng.
Một người thợ điện lạnh giỏi thì chắc chắn phải biết lắp đặt, sửa chữa cũng như bảo trì các thiết bị điện lạnh. Với những kỹ năng này giúp thợ điện lạnh có thể khắc phục nhanh chóng các lỗi của những thiết bị điện lạnh mà mình lắp đặt.
Để công việc luôn thuận lợi và có hiệu quả cao thì người thợ điện lạnh phải biết sử dụng, vận hành các thiết bị điện lạnh đúng cách, đúng quy trình và đúng kỹ thuật của thiết bị. Nếu không nắm chắc và liên tục cập nhật cách sử dụng các thiết bị điện lạnh thì sẽ khó mà hoàn thành được công việc một cách hoàn hảo nhất.
Bên cạnh việc phải biết vận hành các thiết bị điện lạnh thì người thợ làm điện lạnh phải biết sử dụng thành thạo các dụng cụ chuyên dụng trong công việc. Bên cạnh đó, họ cũng phải biết cách sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động đúng cách để tránh nguy hiểm trong quá trình làm việc.
Trong quá trình sửa chữa các thiết bị, người thợ điện lạnh phải phân tích và đưa ra những đánh giá thật nhanh về tình trạng hư hỏng của các thiết bị. Kỹ năng phân tích tốt sẽ nâng cao hiệu quả làm việc cũng như giúp người thợ rút ngắn thời gian làm việc và đơn giản hóa quy trình làm việc của mình.
2. Những khó khăn của nghề điện lạnh
Nghề điện lạnh có thu nhập khá cao vì thế mà thu hút nhiều người theo học và làm nghề này. Thế nhưng cũng có một vài khó khăn đối với ngành nghề này.
Nghề điện lạnh có thể gặp khá nhiều rủi ro trong lúc sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị. Nếu như không chú ý hay cẩn thận thì rất có thể xảy ra sự việc ngoài ý muốn.
Nghề điện lạnh có thu nhập cao nhưng không mấy ổn định vì còn phụ thuộc vào mùa vụ và nhu cầu của người dân. Ví dụ vào mùa hè thì nhu cầu tăng cao, thu nhập của thợ điện lạnh sẽ rất nhiều và cao.
Thợ điện lạnh thì giờ giấc và ngày nghỉ thường không có cố định. Thời gian của họ phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Bất cứ khi nào có khách hàng thì họ sẽ làm việc bất kể ngày đêm và ngày nghỉ.
Các thiết bị điện lạnh thường có sự thay đổi theo thời gian, công nghệ ngày càng tiên tiến. Vì thế mà người thợ điện luôn cần phải tìm hiểu, học hỏi những kiến thức, kỹ thuật mới liên tục.